Tìm Kiếm

Đèn Trang Trí Cổ - Đèn Xưa

Dòng đèn xưa, du nhập vào Việt Nam thời Pháp thuộc, chủ yếu là đèn treo xài bằng dầu và điện, đèn cây… với hàng trăm kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Ngoài chức năng thắp sáng, nó còn đựơc xem là vật trang trí cao cấp thường đặt trên bàn thờ, nơi góc nhà, bàn phấn… trông rất đẹp và sang trọng. Cây đèn ngày xưa được xem là một trong những vật dụng trang trí thể hiện sự giàu sang của gia chủ, nhìn cây đèn có thể đoán biết được tầm cỡ của người sở hữu ở mức độ nào. Chính vì những đánh giá ấy, cộng với nét mỹ thuật của từng cây đèn, đèn xưa luôn được giới sưu tầm cổ ngoạn lẫn các lái buôn đồ cổ trong và ngoài nước săn lùng, tạo ra một vị thế mới cho các cây đèn xưa.

Đèn của ngày xưa!

Một cây đèn đẹp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ bầu đèn, họng đèn, bóng đèn, đế đèn, chóa… tất cả phải hài hòa với nhau. Bầu đèn đẹp, hoa văn, màu sắc đẹp, thuỷ tinh đúc bầu đèn phải trong, không bị bọt… thêm phần đá cẩm thạch của chân đèn bóng đẹp, nổi vân ấn tượng, cây đèn đó càng giá trị cao. Hiện ở thị trường có rất nhiều đèn làm giả lại, nhưng phần bầu đèn không sao bằng được đồ xưa, ít nhiều bị đọng bọt, nên cũng dễ bị phát hiện là đồ mới. Trong số đèn cây có chân bằng đá, mắc nhất là loại đèn đá da hổ - phần chân đá cẩm thạch nổi vân như một miếng da hổ - vì loại này hiện rất khó kiếm. Một lái buôn đèn ở Vĩnh Long chỉ có một chân đèn da hổ mà hét với giá gần 4.000USD. Trong những căn nhà xưa, dòng đèn trang trí thường chỉ có 2 cây đẹp, được đặt trên tủ thờ. Ngay thời xưa những cây đèn này đã có giá trị cao rồi. Mỗi nhà chỉ 1 cây, cao lắm là vài ba cây, chứ không ai có được cả bộ sưu tập.

Đèn chùm, thường chỉ ở thành thị, nhất là ở Sài Gòn, trong những biệt thự kiểu Tây mới có, vì đèn chùm đa phần được xài bằng điện. Hiện nay dòng đèn này rất khó kiếm, và giá cả rất đắt. Đèn càng nhiều ngọn càng giá trị cao, chỉ một chiếc choá bé xíu cho một ngọn đèn bự cỡ bàn tay, giá mua vào bây giờ cũng 500.000 đồng, nhưng không có để mà mua. Theo những người bán đèn ở phố Lê Công Kiều, 5 năm trở lại đây, dòng đèn chùm nhiều ngọn không thấy xuất hiện nữa. Ở các vùng quê, nhất là miền Tây Nam Bộ, cũng có rất nhiều đèn xưa. Chủ yếu là đèn dây (đèn treo) và đèn cây. Trong một căn nhà đẹp ở vùng này ngày trước, thường ngay gian chính trước bàn thờ, là một bộ đèn treo ba ngọn xài bằng dầu, ngay phòng khách một bộ đèn treo nhỏ hơn, trên bàn thờ cũng thường đặt 2 cây đèn dầu. Qua thời gian những cây đèn này bị hư hại nhiều, thường do sơ xuất bị gia chủ làm bể vỡ, phần do con cháu sau này không hiểu được giá trị của đèn nên bán đi với giá rẻ.

Trong khi đèn từ nhà bị bán ra thị trường, thì người Việt chơi đèn kiến thức lại  không sâu, không nhiều về số lượng, trong khi đó những lái buôn người Nhật Bản, Hàn Quốc… họ rất rành về giá trị từng loại đèn, biết cách chọn đèn. Ở Việt Nam lại bán giá rẻ, nên lái sang vét sạch. Dòng đèn trang trí xưa, đa phần chỉ khoảng 100 năm đổ lại, được ra vào Việt Nam thoải mái mà không chịu sự kiểm soát nào, vì không được xem đó là đồ cổ như gốm sứ. Chính vì lẽ đó, những cây đèn tuyệt tác đã dần theo lái buôn và người chơi nước ngoài đi hết. Những người sưu tập đèn đến từ nước ngoài cũng nhiều. Hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh có một nhà kinh doanh người Nhật Bản chơi đèn rất “dữ”, nhưng rất ít khi lộ diện, được giới buôn bán đánh giá là lớn nhất tại Sài Gòn hiện nay, bộ sưu tập đèn của ông được rải từ ngoài ngõ vào trong nhà. Có một nhà kinh doanh người Hàn Quốc cũng chơi đèn, các cây đèn ông mua về, 1 năm chỉ sử dụng 3 lần, vào dịp Tết, sinh nhật của ông và sinh nhật vợ ông. Ông bảo mỗi lần đốt đèn dầu, tuy khói nhiều, nhưng tạo ra được khung cảnh lãng mạn, thường ngày đèn dùng để trang trí cũng đẹp.

Dân Việt Sợ Chơi Đèn!

Có rất ít những bộ sưu tập đèn giá trị và đồ sộ của những nhà sưu tập “made in Vietnam”, đa phần những bộ sưu tập đèn lớn ở Việt Nam đều nằm trong tay những ông chủ người Hàn, Nhật, Pháp hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Một trong những lý do giải thích cho điều này là do trước đây, khi thị trường đèn xưa còn nhiều, trôi nổi ở các chợ bán đồ cổ, dân Việt không ai hiểu về nó, và ít ai chú ý đến nó. Nên dần bị các lái buôn và người sưu tập nước ngoài mua gần hết, đến khi ngộ ra được cái đẹp của đèn xưa thì thị trường chỉ còn lại rất ít, và giá lại khá cao, đồ giả lại xuất hiện hàng loạt nên người chơi cũng ngại dính vào đèn.

Ở TP.HCM tính ra đến nay chỉ có vài bộ sưu tập đèn được xem là lớn, trong đó phải kể đến bộ sưu tập đèn của linh mục Nguyễn Hữu Triết tên gọi “ánh sáng muôn dân” với hơn 300 cây đèn xưa đủ mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, độ tuổi… xuất xứ từ Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc… Có cả cây đèn có niên đại đến 2.000 năm tuổi. Nhưng đến nay, sau một thời gian dài sưu tầm cho bảo tàng đèn nhỏ của mình, vị linh mục này đã hiến tặng tất cả số đèn trong bộ sưu tập của mình cho nhà truyền thống tôn giáo ở Đại Chủng viện Thánh Giuse.

Ở Sài Gòn trước đây có một nhà sưu tập trẻ chuyên chơi đèn, anh có một bộ sưu tập rất lớn, với nhiều cây đèn có giá trị cao, đủ mở thành một bảo tàng về các chủng loại đèn. Anh được mọi người gán cho anh cái tên “đèn” phía sau tên gọi, chỉ sự tinh thông trong lãnh vực chơi đèn. Nhưng không may, anh mất đi vì một tai nạn giao thông khi tuổi đời còn rất trẻ. Giới sưu tập mất đi một tay chơi rành nghề, và sự ra đi của anh khiến nhiều người đồn thổi lên, tạo thêm một lý do khác khiến ít người chơi đèn, đó là quan niệm trẻ mà chơi đèn, dễ bị… lên đèn, tức được lên bàn thờ ngự sớm(?). Quan niệm này lý giải vì sao người Việt ít chơi đèn, nghe ra cũng không lọt tai cho lắm. Kỳ thực, giá đèn bây giờ toàn ở mức trên trời, một cây đèn dầu thời Pháp, đế đồng, chân đá cẩm thạch nổi vân xanh mới đây được một lái buôn ở Lê Công Kiều hét giá đến 100 triệu đồng, còn những cây thường thường khác giá 1.000 - 3.000USD là chuyện thường tình. Với giá cả cao ngất trời cho một cây đèn xài bằng dầu, trong thời buổi mà điện đóm sáng trưng, bước ra với thế giới thông qua internet chỉ bằng một cú nhấp chuột, xem ra bỏ một số tiền khá lớn để sở hữu một cây đèn xưa lắc xưa lơ, ít người dám chơi là phải.  

Các loại đèn xưa thường gặp:

Đèn chùm

Đèn vách

Đèn thả

Đèn cây bằng thủy tinh, bằng sứ hay bằng đá cẩm thạch.

Đèn tượng: Lấy những mẫu người nổi tiếng của Pháp đúc thành tượng, tay cầm bầu đèn. Loại đèn này được đúc bằng đồng thì giá khá mắc nhưng rất hiếm. Đa số dòng đèn tượng được làm bằng antimol, dòng đèn này độ bền không cao, dễ bị ăn mòn, mục rữa, nhưng được dân sưu tầm chú ý nhiều vì tượng đúc khá đẹp.

Đèn nến: Có bầu đèn dùng đựng nến được làm bằng thủy tinh trong suốt như phalê. Đây cũng là loại đèn có giá trị cao.

Đèn Galê (galle): Trước đây có khá nhiều ở Việt Nam, nhưng do người chơi không biết rõ giá trị của nó nên bán cho lái nước ngoài hết, nay rất hiếm gặp.

Sau đây là mộ số hình ảnh về các loại đèn qua các thời kỳ:

Đèn Dây - (Hanging Kerosene Lamps):
Còn được gọi là "đèn thả 3 dây" vì phải treo lên trần nhà bằng 3 sợi dây xích sắt, vì đèn khá nặng và cao (khoảng 2m). Phần cuối của đèn là một bình chứa thường bằng sắc hay đồng đặt, bên trong để cái đèn Hoa-Kỳ loại thắp, không có chân. Trên là chụp đèn bằng thủy tinh lớn khoảng 5-6 tất đường kính và trên cùng là "nắp khói" với cục sắc nặng để cân bằng với trọng lượng của đèn. Khi đốt, kéo đèn xuống, mồi lửa, xong đẩy đèn trở lên về vị trí cũ. Nhờ bộ phận cân bằng nên có thể kéo đèn lên xuống nhẹ nhàng. Chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy loại đèn 3 dây nầy treo nơi gian giữa những căn nhà cổ hiện nay. 

Đèn Hột - (Miniature Oil Lamps)
Còn gọi là "đèn hột vịt" hay "đèn bàn thờ" vì bóng đèn nhỏ và trông giống như cái trứng vịt. Thường đèn nầy được dùng để trên bàn thờ, với ngọn leo lét không bao giờ tắt, để tỏ sự tôn kính Bề trên. Đèn cao khoảng 15cm (6"). Bóng đèn màu đỏ hoặc trong suốt. Bình có thể chứa nữa chén dầu lửa và cháy được khoảng 1 tuần. Ở vùng quê, khi tối đến, người ta thường đốt những cái đèn khác bằng cách mồi lửa từ ngọn đèn nầy. Loại đèn nầy ngày nay người ta vẫn còn dùng. Mặc dù nhiều gia đình đã dùng đèn điện làm đèn bàn thờ nhưng tôi vẩn thấy còn bán trong vài tiệm tạp hoá ở Bãi-Xan.

  Đèn Măng Sông (Pressure Lamps):
Việt nam mình gọi là măng-sông vì phát âm theo tiếng Pháp "manchon". Manchon là cái lưới bằng chỉ cô-ton có tẩm loại hoá chất đặt biệt, khi cháy phát ra ánh sáng trắng tự nhiên (full spectrum). Đèn nầy dùng dầu lửa ở độ nóng cao biến thành hơi để đốt. Đèn có quay treo để máng lên xà nhà hay để trên bàn cũng được. Cũng vì vậy mà có nơi còn gọi loại đèn nầy là "đèn măng-sông treo".

Nhân dịp về VN vào tháng 12 năm 2009, biết tôi thích sưu tầm đồ cổ, nên em rể tôi có tặng một 1 cái đèn măng-sông treo hiệu Aida nguyên là của Ông Nội chú ấy để lại. Chiếc đèn nầy loại "Aida Express 1500 Record 500CP" do công ty "AIDA Gesellschaft fur Beleuchtung und Heizung AG" của Đức quốc sản xuất vào thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939–1945).

  • Sơ lượt lịch sử đèn măng-sông Aida:
    - Năm 1866, Albert Graetz với sự cộng tác của Emil Ehrich, thành lập công ty chế tạo các loại đèn dầu gọi là "Lampen Fabrik Ehrich und Graetz OHG".
    - Năm 1909, dưới sự dìu dắt của Adolf và Max Graetz, công ty phát minh loại đèn dầu hôi, dùng hơi ép và độ nóng cao để đốt lưới măng-sông gọi là "đèn Graetz" (Việt Nam gọi là đèn măng-sông). Vào năm 1910, anh em Graetz cũng phát minh ra cách mạ chrome và kền, dùng để chống rỉ sét rất tốt. Kỷ thuật nầy đến nay vẫn còn thông dụng trong kỷ nghệ hiện đại.
    - Năm 1920, đèn Graetz có tên mới là PETROMAX, do tên lóng "Petrolium Max" để gọi Max Graetz, đang là chủ tịch của công ty. Cũng năm nầy, công ty đạt mức sản xuất một triệu đèn với nhiều loại và kích cở khác nhau.
    - Năm 1922, Max Graetz và các con đổi tên công ty thành "Erich und Graetz AG".
    - Năm 1942, công ty "Erich und Graetz AG" đổi tên thành "Graetz AG" và đã thu mua công ty "AIDA Gesellschaft fur Beleuchtung und Heizung AG". Lúc bấy giờ tổng số lượng sản xuất của công ty đã chiếm 80% thị trường đèn hơi ép của Đức.
    - Năm 1947, bị tàn phá bởi sự xâm lăng của quân đội Nga vào những năm cuối Đệ Nhị Thế Chiến, công ty ngưng hoạt động. Sau đó, Erich và Fritz Graetz, với sự tài trợ của chính phủ, mở lại công ty "Graetz KG" ở miền tây nước Đức.
    - Năm 1950-1960, công ty bắt đầu xuất cảng ra thị trường thế giới.
    - Năm 1961, Erich Graetz mất, vì không có người nối nghiệp nên công ty được điều hành bởi tổ hợp những nhà đầu tư.
    - Từ năm 1970 về sau, công ty "Graetz KG" trực thuộc tổ hợp "Allemande Heinze", chỉ sản xuất 2 loại đèn mang tên là Geniol và Petromax.

  • Nguyên tắc đốt sáng của đèn măng-sông:
    Dầu chứa trong bình dưới sức ép qua một hệ thống bơm bằng tay. Khi mở van, sức ép phun dầu lên qua một lổ thoát rất nhỏ và theo một ống tuýp bằng đồng (để chịu được nhiệt độ cao) dẫn đến "đầu đốt", làm bằng sành, đặt ở phần trên của đèn và nằm bên trong cái măng-sông. Tại đây, vì đầu đốt đã được hun nóng trước nhờ lửa mồi nên tia dầu, do quá nóng, biến thành hơi phực cháy. Nhờ măng-sông nên ngọn lửa phát ra ánh sáng trắng có độ sáng mạnh đến khoảng 500CP, tương đương với 400 Watts. (Candle Power = độ sáng đo bằng đèn cầy - 1CP=1 đèn cầy). Số lượng dầu và không khí phải được điều hoà theo mức cố định, điều khiển bởi một "hệ thống chỉnh" bằng tay. Một lít dầu lửa (dầu hôi) có thể đốt, ở độ sáng cao nhất, được khoảng 10 tiếng đồng hồ .

Đèn Aida có 2 loại: Loại 1250s - 125CP và loại 1500s - 500CP (Candle Power = độ sáng đo bằng đèn cầy). Chiếc đèn nầy được sản xuất vào khoảng 1942-1947, thuộc loại 1500s - 500CP, có độ sáng bằng 500 cây đèn cầy. Trông rất củ kỷ nhưng vẫn còn nguyên vẹn ngoại trừ ít rỉ sét trên choá đèn và toàn thân bị đóng teng (thân làm bằng thao có mạ kền nên không bị sét), vì đã trên 60 năm tuổi, và khung kiếng đã mất. Tôi đã mang cái đèn nầy về Mỹ và sau 2 tuần lễ tu sửa, chiếc đèn đã lấy lại được hình dạng tươi đẹp của nó như thuở nào.

Đèn Hoa Kỳ - (Aladdin Mantel Lamps):

Model No 6
Model No 11
Model No 12
Model No 21
Model No 21C
Model No 23

Gọi là đèn Hoa-Kỳ vì loại đèn nầy đa số được nhập cảng từ Hoa kỳ vào Việt Nam thời Pháp thuộc. Phần nhiều đều mang hiệu Aladdin do công ty Aladdin Mantel Lamp Company, USA chế tạo và sản xuất. Cũng còn được gọi là "đèn măng-sông chưn", vì có chưn để trên bàn.

Sơ lượt lịch sử đèn măng-sông Aladdin:

Victor Samuel Johnson, tên người đứng sau việc sáng lập công ty đèn Aladdin, là một tượng đài của ngành công nghiệp ánh sáng. Sinh vào năm 1882, cuộc đời của ông đánh dấu một hành trình đầy khám phá và đổi mới trong việc cải tiến ánh sáng cho cuộc sống hàng ngày.

Tại tuổi thơ, ông đã trải qua những ngày tháng đầu đời dưới ánh sáng lờ mờ của những ngọn đèn đốt bằng than đá trong nông trại của cha ông tại Nebraska, Hoa Kỳ. Đó là thời gian ông thường học bài, đắm chìm trong học với bức xanh đầy mộng mơ. Câu chuyện về "Cây Đèn Thần Aladdin" trở thành nguồn cảm hứng thúc đẩy ông hướng tới ánh sáng tinh thần và tưởng tượng.

Những kinh nghiệm này đã cùng ông bước vào cuộc đời trưởng thành và định hình tư duy sáng tạo. Trong thời gian ông làm việc kế toán cho một công ty tại Iowa, ông đã tình cờ chạm trán với ngọn đèn của Đức - một loại đèn sử dụng lưới măng-sông, mang lại ánh sáng trắng và mạnh mẽ. Đây là khám phá quan trọng mở ra một khả năng mới cho công nghệ chiếu sáng.

Với ý tưởng này, Victor Johnson đã nhìn thấy cơ hội tạo ra một loại đèn thông dụng cho mọi nhà. Ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu và phát triển, chế tạo ra những ngọn đèn độc đáo, sử dụng nguyên tắc áp suất không khí để tạo ra ánh sáng mạnh mẽ hơn và tiết kiệm nhiên liệu. Cuối cùng, vào năm [năm], ông thành công trong việc thành lập công ty đèn Aladdin, đưa sản phẩm của mình vào thị trường và tạo nên một cách tiếp cận mới mẻ đối với chiếu sáng

CATALOGUE 2024

Hỗ trợ Khách hàng

0902 339 0480903 339 048

Đèn trang trí Mua nhiều

  • Đèn Vách Ngoài Trời SH382 Φ260

    Đèn Vách Ngoài Trời SH382 Φ260

    Mua hàngMô tảGiá: 1.010.000đ606.000đ

  • Đèn Vách Ngoài Trời SH381 Φ260

    Đèn Vách Ngoài Trời SH381 Φ260

    Mua hàngMô tảGiá: 1.010.000đ606.000đ

  • Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B143

    Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B143

    Mua hàngMô tảGiá: 8.400.000đ4.620.000đ

  • Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B142

    Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B142

    Mua hàngMô tảGiá: 8.400.000đ4.620.000đ

  • Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B141

    Đèn Để Bàn Phi Hành Gia B141

    Mua hàngMô tảGiá: 8.400.000đ4.620.000đ

  • Đèn Chùm Pha Lê Phòng Khách Biệt Thự CFL113 Φ1000

    Đèn Chùm Pha Lê Phòng Khách Biệt Thự CFL113 Φ1000

    Mua hàngMô tảGiá: 22.000.000đ12.100.000đ

  • Đèn Thả Pha Lê Bàn Ăn Cao Cấp CFL128 L900

    Đèn Thả Pha Lê Bàn Ăn Cao Cấp CFL128 L900

    Mua hàngMô tảGiá: 11.800.000đ6.372.000đ

  • Đèn Hắt Tường Xoay 360° GT323T Φ140

    Đèn Hắt Tường Xoay 360° GT323T Φ140

    Mua hàngMô tảGiá: 530.000đ292.000đ

  • Đèn Hắt Tường Xoay 360° GT323B Φ140

    Đèn Hắt Tường Xoay 360° GT323B Φ140

    Mua hàngMô tảGiá: 530.000đ292.000đ

  • Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ VRG9522 Φ350

    Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ VRG9522 Φ350

    Mua hàngMô tảGiá: 2.999.000đ1.649.000đ

  • Đèn Trang Trí Để Bàn DBQ14 Φ350

    Đèn Trang Trí Để Bàn DBQ14 Φ350

    Mua hàngMô tảGiá: 2.996.000đ1.648.000đ

  • Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ DB17 Φ350

    Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ DB17 Φ350

    Mua hàngMô tảGiá: 2.996.000đ1.648.000đ

  • Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ DBQ12 Φ350

    Đèn Ngủ Để Bàn Gốm Sứ DBQ12 Φ350

    Mua hàngMô tảGiá: 2.999.000đ1.649.000đ

  • Đèn Bàn Nghệ Thuật Tiffany LK1 Φ500

    Đèn Bàn Nghệ Thuật Tiffany LK1 Φ500

    Mua hàngMô tảGiá: 56.000.000đ30.800.000đ

  • Đèn LED Hắt Tường Trang Trí VNT375D 5W

    Đèn LED Hắt Tường Trang Trí VNT375D 5W

    Mua hàngMô tảGiá: 1.045.000đ627.000đ

  • Đèn LED Hắt Tường Trang Trí VNT375T 5W

    Đèn LED Hắt Tường Trang Trí VNT375T 5W

    Mua hàngMô tảGiá: 1.045.000đ575.000đ

  • Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ700

    Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ700

    Mua hàngMô tảGiá: 7.860.000đ4.323.000đ

  • Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ600

    Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ600

    Mua hàngMô tảGiá: 4.750.000đ2.613.000đ

  • Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ500

    Đèn Thả Đơn Giản Phong Cách Nhật Bản THD85 Φ500

    Mua hàngMô tảGiá: 3.965.000đ2.181.000đ

  • Đèn Thả Wabi Sabi THD85 Φ400

    Đèn Thả Wabi Sabi THD85 Φ400

    Mua hàngMô tảGiá: 3.180.000đ1.717.000đ

  • Kết nối 24/7

    CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍTHẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍTHẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍ ĐÃ ĐĂNG KÝ VỚI BỘ CÔNG THƯƠNGTHẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍ - thegioidentrangtri.comCÔNG TY THẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍ HƯỚNG DẪN MUA HÀNGTHẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TẠI TPHCMTHẾ GIỚI ĐÈN TRANG TRÍ BẢO HÀNH 12 THÁNG